1800.1716

TOP 9 YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU NÃO

TOP 9 YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU NÃO
Thứ năm,17/10/2019

TOP 9 YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU NÃO

Đột quỵ xảy ra khi máu chảy đến một phần não của bạn bị cắt đứt. Không được cung cấp oxy trong máu, các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Đột quỵ rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng sau đột quỵ như liệt nửa người, méo miệng, nói líu lưỡi,…Để giúp ngăn ngừa đột quỵ, hãy tìm hiểu về nguyên nhân và những điều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm:

Các loại đột quỵ

Thiếu máu cục bộ thoáng qua là gì?

Có 2 loại đột quỵ: đột quỵ do có tác nhân ngăn chặn dòng chảy của máu lên não, hoặc do chảy máu trong não.

  • Đột quỵ thiếu máu não cục bộ: chiếm tới khoảng 80% các case đột quỵ, khi một mạch máu dẫn máu lưu thông lên não bị tắc. Nguyên nhân có thể do các mảng xơ vữa trong lòng mạch vỡ ra và đi đến mạch máu não hoặc khi lưu lượng máu kém do suy giảm chức năng hoạt động của tim dẫn đến hình thành cục máu đông.
  • Đột quỵ xuất huyết: Nó ít phổ biến hơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhưng có thể nghiêm trọng hơn. Một mạch máu trong não căng giãn và vỡ ra, hoặc một điểm yếu bị rò rỉ. Huyết áp cao không được kiểm soát và uống quá nhiều thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến loại đột quỵ này.

Một số người gặp tình trạng là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). “Đột quỵ nhỏ” này là do mạch máu bị tắc nghẽn tạm thời. Nó không gây tổn thương não vĩnh viễn, nhưng nó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ toàn diện.

 

09 yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

  • Huyết áp cao tăng nguy cơ đột quỵ: Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đột quỵ. Huyết áp cứ cao hơn mức bình thường khoảng 10mmHg thì nguy cơ đột quỵ lại tăng lên 18%. Nguyên nhân do ở những người bị huyết áp cao tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày dẫn đến suy tim. Chức năng của tim bị suy giảm, lực bơm máu từ tim đến não bị giảm làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Hoặc, ở những người bị cao huyết áp thường mạch máu yếu, tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch gây hẹp lòng mạch máu. Khi áp lực trong lòng mạch tăng quá mức có thể dẫn đến vỡ mạch máu và xuất huyết não.
  • Thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ do nicotin gây tăng huyết áp. Hút thuốc lá cũng tăng tích tụ cholesterol trong động mạch. Nó cũng làm đặc máu và tăng nguy cơ tạo thành cục máu đông.
  • Bệnh tim tăng nguy cơ đột quỵ: các bệnh lý tim mạch như van tim bị khiếm khuyết, rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều, gây ra 25% tổng số cơn đột quỵ ở người cao tuổi. Những người bị tắc nghẽn động mạch do lắng đọng cholesterol trong thành mạch tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tiểu đường tăng nguy cơ đột quỵ: Những người mắc bệnh tiểu đường thường mắc kèm cao huyết áp và nhiều khả năng bị thừa cân. Cả hai yếu tố này đều tăng nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, bệnh tiểu đường làm tổn thương mạch máu lại khiến cho đột quỵ có nhiều khả năng xảy ra. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ khi lượng đường trong máu cao, tổn thương não sẽ nặng nề hơn.
  • Cân nặng và tập thể dục. Thừa cân làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đi bộ nhanh trong 30 phút, hoặc thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp như chống đẩy và nâng tạ.
  • Một số thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ: Một số loại thuốc có thể làm tăng cơ nguy cơ đột quỵ. Ví dụ, các loại thuốc làm loãng máu được chỉ định trong ngăn ngừa cục máu đông, đôi khi có thể gây đột quỵ do xuất huyết não. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên kết giữa liệu pháp hormone, được sử dụng cho các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, làm nguy cơ đột quỵ cao hơn. Và estrogen liều thấp trong thuốc tránh thai cũng có thể làm cho tỷ lệ mắc đột quỵ tăng lên.
  • Tuổi tác. Tỷ lệ mắc đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
  • Gia đình có người bị đột quỵ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Đột quỵ có tỷ lệ di truyền nhất định vì tiểu đường, tăng huyết áp – 2 yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ cũng có tính di truyền. Ngoài ra, một số đột quỵ có thể được gây ra bởi một rối loạn di truyền dẫn đến ngăn chặn lưu lượng máu đến não.
  • Giới tính. Phụ nữ ít có khả năng bị đột quỵ hơn nam giới cùng tuổi. Nhưng phụ nữ bị đột quỵ ở độ tuổi muộn hơn, điều này khiến họ ít có khả năng phục hồi sau tai biến và có nguy cơ tử vong cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến lối sống làm tăng nguy cơ đột quỵ mà bạn có thể kiểm soát gồm:

  • Alcohol và các chất kích thích như cocaine, amphetamines.
  • Ít hoạt động thể chất
  • Áp lực và stress
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ
  • Lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs ngoại trừ aspirin có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở bệnh nhân – những người có tiến sử trước đó hoặc có tiền sử phẫu thuật bắc cầu mạch vành. NSAIDs được sử dụng phổ biến gồm ibuprofen và naproxen.

 

Sản phẩm thảo dược giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não

            Như vậy có thể thấy, đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm tới 80% tổng số case mắc đột quỵ – do sự hình thành cục máu đông hay mảng xơ vữa gây tắc dòng máu lưu thông lên não. Sản phẩm hoạt huyết T-đình G&P với các thảo dược nhập khẩu có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Đó là ginkgo biloba và nattokinase enzyme chuẩn hóa nhập khẩu từ Nhật Bản. Đặc biệt khoa học đã chứng minh khả năng phá tan cục máu đông của nattokinase enzyme gấp 4 lần enzyme plasmin – nội sinh trong cơ thể.

Không những thế, trong sản phẩm có chứa tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc còn có tác dụng  kích thích enzyme AMPK (Adenosine monophosphate-activated protein) làm giảm tổng hợp acid béo, giảm sinh tổng hợp cholesterol, giảm sự biệt hóa tế bào mỡ. Từ đó, giảm sản xuất mỡ “xấu” như LDL, triglyceride; bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch và kết quả giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và thông huyết mạch.

Với những thành phần thảo dược quý giá nêu trên cùng với citicoline, magie lactate bồi bổ tế bào não bộ, sản phẩm hoạt huyết T-đình G&P cho hiệu quả rất tốt giúp phòng ngừa đột quỵ, và hỗ trợ hồi phục ở những người mắc di chứng sau tai biến mạch máu não.

Tham khảo thông tin sản phẩm hoạt huyết T-đình G&P tại đây