Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng giảm tuần hoàn máu não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho não. Do vậy thuốc cho bệnh nhân thiếu máu não thường tập trung vào hai tác dụng chính là hoạt huyết và tăng chất lượng máu đến não.
Xem thêm:
1. Hiểu hơn về bệnh thiếu máu não
Bệnh thiếu máu não thường là hậu quả của một số bệnh lý thần kinh. Các bệnh lý này thường gặp ở người già, người lao động trí óc, tiền sử bệnh tim mạch hoặc ít vận động. Bao gồm các bệnh lý sau:
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Cục máu đông gây cản trở tuần hoàn máu não
- Chèn ép động mạch do chấn thương
- Dị tật bẩm sinh
- Co mạch máu não (có thể do thời tiết, chấn thương,…)
Bệnh thiếu máu não ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng không cụ thể. Bệnh nhân thường chỉ tình cờ đi khám mới phát hiện bệnh hoặc chỉ biết bệnh khi đã đến giai đoạn nặng.
Các biểu hiệu của bệnh thiếu máu não bao gồm:
- Đau đầu khu trú, đau tăng và lan rộng ra các vùng lân cận khi vận động, nhìn màn hình lâu hoặc suy nghĩ nhiều
- Thường xuyên chóng mặt, đứng lên ngồi xuống bị hoa mắt (thường dễ nhầm lẫn với rối loạn tiền đình hoặc hạ huyết áp tư thế đứng)
- Hoa mắt giảm thị lực
- Giảm thính lực, thường xuyên ù tai, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy
- Rối loạn cảm giác, vận động khó khăn
- Thường xuyên tê bì và nhức mỏi các chi, không muốn vận động, mỏi cơ
2. Thiếu máu não uống thuốc gì?
Như đã phân tích, các loại thuốc dùng trong bệnh thiếu máu não tập trung chủ yếu vào tác dụng tăng tuần hoàn máu não cùng như tăng chất lượng máu đến não. Khi đó có thể chia thành 2 nhóm thuốc dùng trong phòng bệnh thiếu máu não hoặc điều trị thiếu máu não giai đoạn đầu như sau:
2.1. Nhóm tăng lưu thông máu và điều trị triệu chứng
Ưu điểm của nhóm thuốc này là có thể điều hòa lượng máu đến não, cải thiện triệu chứng nhanh. Có thể kể đến một số nhóm thuốc như:
- Cinnarizin: bệnh nhân thiếu máu não uống thuốc nhóm này thường cảm nhận được tác dụng ngay. Do Cinnarizin ức chế mạnh các chất gây co mạch tự nhiên, qua đó gây giãn mạch, tăng lưu thông máu lên não.
- Piracetam: cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này dựa trên việc đẩy mạnh chuyển hóa oxy và đường trên não. Qua đó kích thích quá trình chống oxy hóa, phục hồi tổn thương, tăng cường khả năng tổng hợp năng lượng của tế bào não, cải thiện các tình trạng suy tế bào não. Tăng sử dụng năng lượng ở tế bào não cũng kích thích khiến tăng tuần hoàn máu não.
- Ginkgo biloba: Đây là hoạt chất quý trong cây Bạch quả, từ lâu đã được ứng dụng trong các phương thuốc cổ phương về cải thiện trí nhớ cho người già. Ginkgo biloba hoạt động như một chất chống oxy hóa tích cực tại các tổ chức não, cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Đặc biệt hiệu quả trong các bệnh Alzheimer, suy tuần hoàn máu não.
- Cerebrolysin: đây là một thuốc được dùng cho các chứng bệnh về thần kinh như mất trí nhớ, thiếu máu não, chấn thương thần kinh,… Cơ chế của chúng là giúp bảo vệ và duy trì sự tồn tại của các tế bào thần kinh, giảm triệu chứng tiêu cực của bệnh thiếu máu não.
2.2. Nhóm sản phẩm tăng cường chất lượng máu tới não
Một số bệnh nhân bị bệnh thiếu máu não nhưng hoàn toàn không mắc các thiểu năng liên quan đến tế bào não. Lý do có thể đến từ chất lượng máu tới não hoặc suy tuần hoàn gây thiếu máu tới não. Các thuốc thuộc nhóm này thường tập trung vào việc tăng chất lượng máu tới não, tăng số lượng và chất lượng của hồng cầu mang oxy.
- Sắt (Fe): nhu cầu sắt cho người trưởng thành thường từ 3-5g/ngày, đặc biệt tăng ở phụ nữ mang thai. Các thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm: gan, tim, trứng, thịt đỏ,… Nếu cung cấp sắt thông qua ăn uống không đủ đáp ứng thì người thiếu máu não nên dùng các loại thuốc có chứa sắt hữu cơ để bổ sung phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chú ý các tác dụng không mong muốn khi dùng sắt đường uống như: kích ứng đường tiêu hóa, lợm họng, buồn nôn và táo bón,…
- Vitamin B12: Khi thiếu B12 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 như trong bệnh Biermer, sau cắt đoạn dạ dày ruột, hội chứng kém hấp thu, xơ gan, viêm gan mạn, phụ nữ có thai hoặc sau dùng một số thuốc như neomycin, sodanton… Khi sử dụng vitamin B12 có thể kết hợp với các loại vitamin khác trong trường hợp bệnh nhân suy nhược, phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân bị các bệnh lý dạ dày.
- Acid folic: Cơ thể người không có khả năng tự tổng hợp loại acid này, chúng có tác dụng trong việc kiểm soát quá trình trưởng thành của hồng cầu. Thiếu acid folic gây ra thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu mất chức năng (tương tự như vitamin B12). Các thực phẩm giàu acid folic bao gồm thịt đỏ, cá, gan, trứng và rau quả tươi. Ngoài ra acid folic có thể được cung cấp qua các nguồn tổng hợp và các chế phẩm multi vitamin.
- Các nhóm chất khác: ngoài 3 nhóm chất chính trên thì còn một số nhóm chất khác ảnh hưởng đặc biệt tới quá trình tạo máu như erythopoietin, Cu, vitamin B6…
3. Sản phẩm bổ sung cho người thiếu máu não
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc và vitamin, những người bị thiếu máu não nên sử dụng thường xuyên các thảo dược có tác dụng hoạt huyết, tăng cường máu lên não để đảm bảo việc cung cấp oxy và dưỡng chất, hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trong đó nổi bật là các thảo dược như
Ginkgo biloba của Nhật Bản giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, điều hòa vận mạch, ổn định màng tế bào, ức chế kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tình trạng đau nửa đầu.
Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được chiết xuất từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm, có tác dụng hoạt huyết, thông huyết mạch, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.
Nattokinase enzyme chiết xuất từ đậu nành lên men, là một thần dược trong chăm sóc sức khỏe từ Nhật Bản, có khả năng phá tan và phòng chống sự hình thành cục máu đông, hiệu quả gấp 4 lần so với enzyme plasmin nội sinh của cơ thể, giúp thông huyết mạch, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, đau nửa đầu do thiếu máu não gây ra.
Cúc ngải vàng châu Âu, một loài thảo dược mọc nhiều ở châu Âu và phía Tây Mỹ có công dụng điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin, qua đó giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.
4 loại thảo dược trên đều có trong thành phần công thức sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P, đang được hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân thiếu máu não tin dùng.
Bên cạnh đó, hãy chú ý lên kế hoạch tập luyện hàng ngày, duy trì việc tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường máu lên não.
Bạn có thể chọn những môn vận động đơn giản và dễ thực hiện nhất như đi bộ, chạy bộ, Thái Cực Quyền, Yoga bất kỳ môn nào mà bạn cảm thấy bản thân có hứng thú và duy trì được đều là những lựa chọn tốt.