Bạn thường có biểu hiện hay quên, hoa mắt, chóng mặt, khả năng tập trung học tập, làm việc ngày càng giảm sút? Có thể, bạn đang bị thiếu máu não cục bộ đấy. Thiếu máu não cục bộ là gì? Có cách nào để chữa khỏi bệnh này hay không?
Xem thêm:
Thiếu máu não cục bộ là tình trạng tắc nghẽn trong động mạch, cản trở quá trình cung cấp máu giàu oxy đến não, gây thiếu các yếu tố cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào não, đồng thời, làm tích tụ các chất thải không thể loại bỏ. Các tổn thương gây ra bởi thiếu máu cục bộ có thể không hồi phục được trong vòng 3-4 phút nếu không được can thiệp ngay lập tức. Điều này dẫn đến tổn thương tế bào não, chết mô não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Bất kỳ yếu tố nào có khả năng can hiệp vào việc cung cấp oxy của một cơ quan đều có khả năng gây thiếu máu não cục bộ.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là tắc mạch máu do sự hiện diện của huyết khối. Huyết khối là một khối rắn nhỏ được tạo thành từ fibrin, hình thành thông qua quá trình đông máu bên trong mạch máu. Chúng hình thành, gắn liền với thành mạch, nhưng có thể vỡ ra và được vận chuyển theo dòng máu, làm tắc mạch máu. Ngoài huyết khối, các mảng lipid bám trên thành mạch cũng làm hẹp mạch máu, cản trở lưu lượng máu lên não.
Thiếu máu não cục bộ cũng có thể gây ra bởi chấn thương làm tắc, vỡ, dị dạng mạch máu, giảm lượng máu đến não.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ra thiếu máu não cục bộ như:
– Xơ vữa động mạch: mảng mỡ dần dần được hình thành trên thành mạch và theo thời gian sẽ phát triển đến mức nó ngăn chặn hoàn toàn sự lưu thông của máu lên não. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến xơ vữa động mạch và thiếu máu não cục bộ: tiền sử gia đình mắc bệnh tim, tăng huyết áp, không hoạt động, béo phì, người cao tuổi, hút thuốc, bệnh tiểu đường.
– Nhịp tim nhanh: nếu nhịp tim nhanh đến mức không cho phép oxy hóa đầy đủ, có thể dẫn đến thiếu máu não cục bộ.
– Hạ đường huyết: gây ra sự gia tăng tiêu thụ oxy, do đó không còn đủ oxy để đáp ứng cho tất cả các nhu cầu của cơ thể.
– Hạ huyết áp: trong trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng (sốc), làm cho máu không được mang đi khắp cơ thể, trong đó có não.
– Thiếu máu hồng cầu hình liềm: một bệnh di truyền gây dị dạng hồng cầu.
– Thiếu máu não cũng có thể được gây ra bởi một cơn đau tim. Một cơn đau tim không được điều trị có thể làm chậm lưu lượng máu cho đến khi cục máu đông hình thành, ngăn máu đến não.
Bản chất và mức độ của các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng, cũng như cách thức xảy ra tắc nghẽn. Tế bào não là một trong những tế bào nhạy cảm nhất cơ thể. Nếu không có oxy, tổn thương có thể trở nên không hồi phục chỉ sau 3-4 phút ở nhiệt độ phòng, trong khi các cơ quan có sự trao đổi chất chậm hơn, thời gian cần can thiệp có thể kéo dài đến 20 phút.
Thiếu máu não cục bộ có thể gây đột quỵ. Nếu bạn có những biểu hiện dưới đây và nghi ngờ mình đang bị thiếu máu não cục bộ, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức. Các triệu chứng thiếu máu não cục bộ bạn có thể gặp:
– Nhức đầu, chóng mặt, khó giữ thăng bằng, mất tập trung, rối loạn suy nghĩ.
– Nói chậm, không nói được
– Rối loạn thị lực, hoa mắt, mù tạm thời.
– Rối loạn thính giác, không hiểu người khác nói gì
– Tê bì chân tay, không thể di chuyển mặt, cánh tay hoặc chân ở một bên của cơ thể.
Tuy là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng thiếu máu não cục bộ là một bệnh chữa được.
Trường hợp bệnh nhân lên cơn thiếu máu não cục bộ, thời gian vô cùng quan trọng. Nếu được cấp cứu kịp thời trong vòng vài giờ sau cơn thiếu máu não cục bộ, bệnh nhân sẽ được tiêm các chất tan huyết khối để làm tan cục máu đông. Nếu cấp cứu muộn, cần phải đưa bệnh nhân đi phẫu thuật. Việc phục hồi hoàn toàn sau đột quỵ do thiếu máu não gây ra là rất khó xảy ra. Hồi phục 90% là khả năng có thể đạt được nếu áp dụng các liệu pháp điều trị phù hợp.
Ngoài việc điều trị bất kỳ nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não cục bộ, hình thức phòng ngừa tốt nhất chắc chắn là áp dụng lối sống lành mạnh. Một số biện pháp để có một cơ thể khỏe mạnh gồm:
– Ngừng hút thuốc và cố gắng tránh hút thuốc thụ động.
– Kiểm tra y tế thường xuyên để chẩn đoán sớm và quản lý đầy đủ các bệnh hoặc tình trạng có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu não cục bộ, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, cholesterol cao.
– Ăn uống lành mạnh , hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
– Thực hành thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuổi tác.
– Giảm cân nếu cần thiết.
– Giảm căng thẳng, không nên làm việc quá lâu, cần nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn có thể tập yoga để giải tỏa căng thẳng.
Một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị, hồi phục các biến chứng gây ra bởi thiếu máu não cục bộ được các chuyên gia y tế, hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân tin dùng hiện nay là Hoạt huyết T-đình G&P, với tác dụng “3 trong 1”, vừa dứt điểm rối loạn tiền đình, vừa hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, và còn bồi bổ tế bào não bộ do hội tụ của tinh hoa y học thế giới và các thảo dược Việt với 3 nhóm thành phần:
+ Nhóm hoạt huyết giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não: tinh dầu thông đỏ, ginkgo biloba, nattokinase
+ Nhóm cải thiện dứt điểm rối loạn tiền đình: xuyên khung, cát căn,đại giả thạch, hải đới căn
+ Nhóm giảm đau, bồi bổ tế bào não bộ: cúc ngải vàng châu Âu, citicolin Mỹ, magie lactat
Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ hiện đại với sự chiết rút tinh chất đậm đặc nên mang lại hiệu quả nhanh, không gây tác dụng phụ mà các phương pháp bào chế thảo dược thông thường khó đạt được.
Xem thêm tác dụng của Hoạt huyết T-đình G&P tại đây